Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Cách phòng ngừa tác hại của hóa chất

Thứ nhất: Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế chúng bằng các chất, các quá trình khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa. Ví dụ như: Sử dụng sơn hoặc keo tan trong nước thay thế cho sơn hoặc keo tan trong dung môi hữu cơ; hoặc dùng triclometan làm tác nhân tẩy nhờn thay cho triclo-etylen . Thay quy trình: Thay việc sơn phun bằng phương pháp sơn tĩnh điện hoặc sơn nhúng. Áp dụng phương pháp nạp nguyên liệu bằng máy thay cho việc nạp nguyên liệu thủ công. 
Thứ hai: Cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm với người lao động bằng các khoảng cách an toàn hoặc che chắn nguồn hóa chất nguy hiểm nhằm ngăn cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động. Có thể giảm sự tiếp xúc với các hóa chất độc hại bằng việc di chuyển các quy trình và công đoạn sản xuất các hóa chất này tới vị trí an toàn, cách xa người lao động trong nhà máy hoặc xây tường để cách ly chúng ra khỏi quá trình sản xuất có điều kiện làm việc bình thường khác. Chẳng hạn như cách ly quá trình phun sơn với các quá trình sản xuất khác trong nhà máy bằng các bức tường hoặc rào chắn... Bên cạnh đó, cần phải cách ly hóa chất dễ cháy nổ với các nguồn nhiệt, như thuốc nổ phải được đặt ở xa các máy mài, máy cưa... 
Thứ ba: Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm nồng độ độc hại trong không khí như khói, khí, bụi... 
Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà người ta có thể bố trí hệ thống thông gió cục bộ ngay tại nơi phát sinh hơi, khí độc hay hệ thống thông gió cho toàn nhà máy hoặc áp dụng kết hợp cả 2 hệ thống. Cần lưu ý rằng: Để hệ thống thông gió hoạt động có hiệu quả, chúng phải được bảo dưỡng thường xuyên. 
Thứ tư: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, bao gồm: mặt nạ phòng độc, kính an toàn, quần áo, găng tay, giày ủng (một điều cần phải hết sức lưu ý là vật liệu làm những trang thiết bị này phải có khả năng chống được các hóa chất tương ứng).

(Nguồn: Sưu tầm)

Tìm hiểu nguyên nhân gây cháy nổ và cách phòng ngừa

1. Nguyên nhân và các nguồn cháy nổ:
Sấm sét, các hệ thống chống sét không tốt
Các nguồn lửa trực tiếp
Tia lửa điện hay tia lửa từ ma sát
Những phản ứng hóa học, gia nhiệt quá mức
Bản thân hóa chất có nhiệt độ tự bốc cháy thấp
Sự phóng điện do ma sát tĩnh điện giữa 2 vật khác nhau
Bụi, dung môi hay nhiệt cục bộ.
2. Các Biện pháp phòng ngừa:
Kiểm tra định kỳ các thiết bị điện
Trước khi ra về phải đảm bảo ngắt điện hoàn toàn
Bảo trì định kỳ máy móc thiết bị, tránh khô dầu mở sinh ra tia lửa
Tránh bố trí những nguyên vật liệu dễ cháy trong khu vực sản xuất
Bố trí biển báo cần thiết cảnh báo sự nguy hiểm về cháy nổ
Trong quá trình vận hành, tránh va đập mạnh sinh ra tia lửa
Cấm hút thuốc hoặc mang các dụng cụ có nguy cơ sinh ra lửa, điện thoại di động hay phương tiện vận tải vào khu vực sản xuất
Thường xuyên vệ sinh và thông gió tốt tránh tích tụ các nguồn gây cháy cục bộ
Nối đất các thiết bị sinh ra tĩnh điện
Đậy kín các thiết bị chứa có dung môi bay hơi, hóa chất khi để qua đêm
Trong kho chứa nguyên liệu nên có gờ ngăn cách tránh dung môi chảy tràn
Đặc biệt chú ý đến các chất thải, giẻ lau; tránh chất thành đống sinh ra nhiệt cục bài
Ngoài ra đối với các sản phẩm gỗ sơn tĩnh điện, để đảm bảo an toàn khách hàng các quan tâm thêm các hướng dẫn an toàn đối với Gỗ, bụi gỗ
Chúng tôi sẽ cập nhật hướng dẫn an toàn đối với Gỗ, bụi gỗ trong bài viết tới.
(Nguồn: Internet)

Tài liệu hướng dẫn pha bể hóa chất xử lý bề mặt kim loại

Click vào hình để xem chi tiết tài liệu hướng dẫn pha bể hóa chất xử lý bề mặt kim loại




Tham khảo hóa chất xử lý bề mặt kim loại tại http://hoachatnguyenkhang.wordpress.com 
Hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn và báo giá tốt nhất
————————————————-
Võ Thị Thuyền Quyên
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
Văn phòng chi nhánh: 59/31 Hồ Văn Long, Ấp 1, Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Tel: 028 37654200
          Fax: 028 37654201       Hotline: 0906617986

Lợi ích, lợi điểm của sơn tĩnh điện



1. Về kinh tế: -99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để tái sử dụng). 
-Không cần sơn lót. 
-Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu. 
-Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm.
2. Về đặc tính sử dụng:
Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động).
Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.
3. Về chất lượng:
Tuổi thọ thành phẩm lâu dài. 
-Độ bóng cao. 
-Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết. 
-Màu sắc phong phú và có độ chính xác …
4. Về môi trường:
Công nghệ sơn bột chỉ có một quá trình sơn duy nhất (chỉ sơn 1 lớp) nên nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường là những vấn đề được loại bỏ hoặc còn không đáng kể khi áp dụng công nghệ sơn bột.
Ví dụViệc sơn phủ bằng sơn dung môi yêu cầu sử dụng nhiều dung môi để pha, và những dung môi này khi lọc sơn, khi hòa trộn sơn và khi thải bỏ cần phải có những hệ thống kiểm soát sự bốc hơi của những chất hữu cơ dễ bay hơi. Trong công nghệ sơn bột không chứa những dung môi do vậy phát sinh rất ít mùi làm ô nhiễm môi trường. Không khí thoát ra từ buồng phun sơn bột có thể được thải trở lại ngay trong phân xưởng mà vẫn an toàn, chỉ một lượng rất ít không khí thoát ra từ lò sấy sơn được thải ra bên ngoài. Vì vậy mà công nghệ sơn phủ sơn bột là một công nghệ sơn an toàn, sạch sẽ và đạt tiêu chuẩn tốt hơn cho môi trường.
***Ứng dụng công nghệ Sơn tĩnh điện:
1. Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,… đến các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng.
2. Sơn bột tĩnh điện ngày nay được sử dụng nhiều trên thế giới nhờ các tính năng: đa dạng về màu sắc, chủng loại, chịu mài mòn, chịu va đập, chịu thời tiết tuyệt vời, thi công trên nhiều loại chất liệu và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường.
3. Công nghệ sơn bột hiện nay đã được sử dụng để phục vụ cho nhiều ngành sản xuất khác nhau và cho rất nhiều các loại sản phẩm. Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa tiêu dùng, công nghệ sơn bột được áp dụng cho rất nhiều các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như: Máy điều hòa không khí, máy giặt, máy đun nước nóng, máy rửa chén,..

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Quy trình xử lý nước thải xi mạ

1. Tổng quan về nước thải xi mạ

Nước thải của ngành xi mạ phát sinh không nhiều, nồng độ các chất hữu cơ thấp nhưng hàm lượng các kim loại nặng lại rất cao. Chúng là độc chất tiêu diệt các sinh vật phù du, gây bệnh cho cá và biến đổi các tính chất lý hoá của nước, tạo ra sự tích tụ sinh học đáng lo ngại theo chiều dài chuỗi thức ăn. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước, gây ăn mòn, xâm thực hệ thống cống rãnh, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, vật nuôi, canh tác nông nghiệp, làm thoái hoá đất do sự chảy tràn và thấm của nước thải.
Nước thải từ các quá trình xi mạ kim loại, nếu không được xử lý, qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp sẽ tồn đọng trong cơ thể con người và gây các bệnh nghiêm trọng như viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư,…

2. Đặc trưng của nước thải xi mạ

Nước thải từ quá trình xi mạ có thành phần đa dạng về nồng độ và pH biến đổi rộng từ 2 – 3 đến 10 – 11.

Đặc trưng chung của nước thải ngành xi mạ là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Tuỳ theo kim loại của lớp mạ mà nguồn ô nhiễm có thể là Cu, Zn, Cr, Ni,… và cũng tuỳ thuộc vào loại muối kim loại được sử dụng mà nước thải có chứa các độc tố như xianua, sunfat, amoni, crômat,… Các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, phần chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt … nên BOD, COD thường thấp và không thuộc đối tượng xử lý. Đối tượng xử lý chính là các ion vô cơ mà đặc biệt là các muối kim loại nặng như Cr, Ni, Cu, Fe, …

3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải xi mạ

Click vào hình để xem chi tiết


Tìm hiểu tác dụng và chức năng của phosphate hóa


***Tác dụng
Tác dụng phổ biến nhất của nó trong thực tiễn là nhằm kéo dài tuổi thọ màng sơn phủ. Nếu nền kim loại khá trơ với các vật liệu sơn phủ thì lớp phốt phát hoá tạo ra lớp màng có nhiều lỗ xốp bám rất chắc với nền kim loại. Lớp này lại “thấm” sơn và như thế tạo thành lớp phủ đặc chắc gắn rất tốt với nền.
***Trong trường hợp này chức năng của màng phốtphát hoá là:

  • Liên kết với nền kim loại
  • Lớp nền của màng sơn
  • Làm tăng độ bền bám của màng sơn
  • Chống ăn mòn dưới lớp sơn

Khi sử dụng màng phốtphát hóa làm lớp nền cho chất dẻo thì màng phốt phát hóa có tính năng và cơ chế tương tự như trên.

Cách khắc phục lỗi bẫy không khí trên sản phẩm sơn tĩnh điện

***Bẫy không khí:
Các bọt khí nhỏ không thoát ra được khi sơn còn ướt, chúng sẽ đi lên trên bề mặt sơn. Nguyên nhân: a/ Súng phun quá gần; b/ Di chuyển súng quá chậm; c/ Áp xuất khí thấp ; d/ Chỉnh súng phun sơn tĩnh điện chưa thích hợp.
***Cách khắc phục:
Dùng giấy nhám 1200 grit hoặc mịn hơn để chà nhám, phủ nhẹ lại lớp sơn, sau đó đánh bóng.
Tham khảo thêm tài liệu những lỗi thường gặp trên sản phẩm sơn tĩnh điện và cách khắc phục click vào ảnh để xem chi tiết

Việc lựa chọn phương pháp xử lý bề mặt kim loại phụ thuộc những yếu tố nào?



Việc lựa chọn phương pháp xử lý kim loại phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1. Chi phí thực hiện: xử lý hóa học nhìn chung ít tốn kém hơn xử lý cơ học
2. Tính linh hoạt: xử lý cơ học áp dụng được cho nhiều kim loại khác nhau, trong khi một phương xử lý hóa học chỉ áp dụng cho một vài  kim loại riêng biệt.
3. Điều kiện cơ sở vật chất: khoảng không sàn, sự thông gió và năng suất các thiết bị sẵn có cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp xử lý
4. Mức độ yêu cầu của sản phẩm chống lại các yếu tố môi trường: môi trường hoạt động khắc nghiệt (trong ô tô, vũ trụ, …) nên sử dụng phương pháp xử lý hóa học; còn đối với những ứng dụng trong nhà, phương pháp xử lý cơ học đã đủ đáp ứng.
5. Quy định của chính quyền địa phương, bảo vệ môi trường và sức khỏe công nhân: phương pháp xử lý hóa học tạo ra nhiều chất thải nguy hại hơn, nếu quy định của pháp luật bắt buộc phải xử lý các chất thải này, ta phải tốn nhiều chi phí hơn, nên trong một số trường hợp sử dụng phương pháp xử lý cơ học thì đơn giản, ít rắc rối hơn.

Nguyên nhân gây hư hỏng màng sơn

Công dụng của màng sơn: màng sơn giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm không bị ăn mòn, giúp duy trì chất lượng của sản phẩm. Vì vậy chúng ta phải giữ gìn không làm trẩy xước lớp màng bảo vệ này. Sau đây là một số nguyên nhân gây hư hỏng màng sơn:
Có 3 nguyên nhân gây hư hỏng màng sơn
1/ Giảm độ bám dính: Do bề mặt chưa được xử lý sạch còn bám bụi bẩn, sơn cũ, gỉ, dầu mỡ…
2/ Rộp: Do nhiễm bẩn acid, kiềm, muối tan trong lớp sơn
3/ Ăn mòn dưới màng sơn: Nguyên nhân do giảm độ bám dính và rộp màng sơn. Ăn mòn cũng có thể xẩy ra khi trên bề mặt lớp sơn bị nứt, tạp chất ngấm qua khe nứt xuống bề mặt vật liệu. Bề mặt không bằng phẳng có nhiều điểm lõm gây ra độ dày màng sơn không đều, các khe nứt thường xuyên xuất hiện ở điểm lồi. Vì vậy không nên sơn lớp sơn chống gỉ bằng rulô mà nên sử dụng bằng cọ quét và súng phun.

Nếu không xử lý bề mặt kim loại trước, sẽ không đảm bảo chất lượng sơn theo yêu cầu, và dẫn đến hư hỏng màng sơn.

Phương pháp xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn vui lòng tham khảo tại đây 


Tham khảo các hóa chất xử lý bề mặt kim loại tại http://hoachatxulybemat.wordpress.com 


Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại

Mục tiêu chính của tài liệu hướng dẫn này là nhằm từng bước hướng dẫn thực hiện 
Đánh giá SXSH (CPA) cho ngành công nghiệp hoàn tất sản phẩm kim loại tại Việt 
Nam. Đối tượng của bộ tài liệu hướng dẫn này là các lãnh đạo nhà máy, các kỹ thuật 
viên và nhân viên của các ban ngành chính phủ và các tổ chức chịu trách nhiệm thúc 
đẩy và điều chỉnh/quy định công tác quản lý môi trường tại các nhà máy trong ngành 
tại Việt Nam. 


Click vào hình trên để xem tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại

Tìm hiều thêm về Nguyên Khang - "Giải pháp cho ngành sơn tĩnh điện" xem thông tin bên dưới và truy cập website của chúng tôi để có nhiều thông tin bổ ích

————————————————-
Võ Thị Thuyền Quyên

QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074


CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
Văn phòng chi nhánh: 59/31 Hồ Văn Long, Ấp 1, Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Tel: 028 37654200          Fax: 028 37654201       Hotline: 0906617986

Nguyên nhân Tẩy dầu mỡ trên bề mặt kim loại không sạch




  •  Nồng độ hóa chất tẩy dầu trong bể tẩy dầu thấp --> Cần chuẩn độ và châm thêm hóa chất
  •  Hóa chất kém chất lượng --> Xem xét lại nhà cung cấp
  •  Kỹ thuật xử lý tại nhà máy.
Và các nguyên nhân khác, chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp để khắc phục sự cố.

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
Văn phòng chi nhánh: 59/31 Hồ Văn Long, Ấp 1, Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Tel: 028 37654200
          Fax: 028 37654201       Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net
Web :
www.nguyenkhang.net

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Cách kiểm tra nồng độ chất tăng tốc trong bể phốt phát (phosphate)

Nồng độ chất tăng tốc trong dung dịch được xác định bằng điểm. Nồng độ tối ưu nằm trong khoảng 6 - 10 điểm. Để xác định điểm này ta dùng ống tạo bọt. Đổ dung dịch đầy ống rồi cho vào khoảng ½ muỗng cà phê chất bột sulfamic axit rồi dùng lòng bàn tay bịt chặt miệng ống và dựng ngược lên cho chất bột lọt vào phía trong ống. Sau đó để ống đứng yên trong vòng 1-2 phút. Thể tích không khí chiếm chỗ trong ống chính là số điểm của chất tăng tốc.
Nồng độ chất tăng tốc sẽ bị mất dần trong quá trình làm việc thậm chí ngay cả khi không làm việc. Do đó ngay đầu giờ  làm việc  ta phải thêm NK#TT (hóa chất xúc tác tăng tốc) vào kết hợp với khuấy đều. Thông thường để tăng 1 điểm ta cần cho vào bể khoảng 150g NK#TT cho 1000 L dung dịch.
Ø LƯU Ý:
§ Tất cả các thông số trên đều có tính chất tương đối, vì mỗi người sử dụng có thiết bị khác nhau, nguyên liệu vào khác nhau và nhiệt độ cũng khác nhau. Do đó, mỗi người sử dụng phải tự theo dõi liên tục trong thời gian đầu để có thể rút ra được các giá trị phù hợp cho mình. Sau khi có được các giá trị trên ta nên tuân thủ chúng để có được chất lượng tối ưu.
§ Bể hoạt động với chất tăng tốc cao nên sinh ra nhiều bột trắng ở đáy, do đó phải thường xuyên lọc bể bằng cách cho lắng bể trong vòng từ 12 – 24 giờ rồi bơm phần dung dịch qua bể khác, còn phần bùn đổ bỏ (cho vào hệ thống xử lý chất thải), sau đó bơm dung dịch trên trở lại.
Khách hàng cần thêm thông tin hoặc có nhu cầu tư vấn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0906 61 79 86.

Cách kiểm tra nồng độ bể tẩy dầu

Dùng pipette lấy 5 ml mẫu dung dịch cho vào bình tam giác 200ml, cho vào 3 giọt chất chỉ thị màu Phenolphthalein, rồi chuẩn độ với dung dịch H2SO40.1N cho đến khi màu  hồng chuyển sang không màu. Số ml dung dịch H2SO40.1N đã dùng chính là số điểm của nồng độ kiềm. Thông thường, nồng độ kiềm của tẩy dầu khoảng  24 - 27 điểm.

Trong quá trình sản xuất, nồng độ kiềm này sẽ giảm. Để tăng nồng độ lên 01 điểm phải dùng khoảng 2 kg hóa chất NK#ATD cho 1000 L dung dịch.
---
Hóa chất Tẩy dầu (NK#ATD) được chế tạo cho việc tẩy dầu mỡ ở nhiệt độ thường với hàm lượng 50g/l và thời gian từ 10 -30 phút bằng phương pháp nhúng. Đặc biệt NK#ATD không những dùng để tẩy dầu mỡ cho thép dầu mà còn dùng để tẩy dầu mỡ cho thép đã mạ kẽm mà không làm hư hỏng lớp kẽm.

Khách hàng cần thêm thông tin hoặc có nhu cầu tư vấn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại hotline 0906 61 79 86.

Mục đích xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn

Có 3 nguyên nhân gây hư hỏng màng sơn
1/ Giảm độ bám dính: Do bề mặt chưa được xử lý sạch còn bám bụi bẩn, sơn cũ, gỉ, dầu mỡ… 

2/ Rộp: Do nhiễm bẩn acid, kiềm, muối tan trong lớp sơn
3/ Ăn mòn dưới màng sơn: Nguyên nhân do giảm độ bám dính và rộp màng sơn. Ăn mòn cũng có thể xẩy ra khi trên bề mặt lớp sơn bị nứt, tạp chất ngấm qua khe nứt xuống bề mặt vật liệu. Bề mặt không bằng phẳng có nhiều điểm lõm gây ra độ dày màng sơn không đều, các khe nứt thường xuyên xuất hiện ở điểm lồi. Vì vậy không nên sơn lớp sơn chống gỉ bằng rulô mà nên sử dụng bằng cọ quét và súng phun.

Nếu không xử lý bề mặt kim loại trước, sẽ không đảm bảo chất lượng sơn theo yêu cầu, và dẫn đến hư hỏng màng sơn.

Có nhiều cách để xử lý bề mặt kim loại. Sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào giá cả, kích cỡ, hình dạng, điều kiện bề mặt vật liệu, loại sơn và môi trường vật sẽ bị phấ huỷ sau cùng.
       
a/ Phương pháp thủ công
      
- Dùng dao cạo, bàn chải sắt và giấy nhám để chà sạch bề mặt.
      
b/ Phương pháp cơ khí
- Dùng bàn chải điện hay bằng phương pháp thủ công để làm sạch bề mặt bị bong tróc. Các nốt hàn hay các góc sắc có thể chà bỏ làm phẳng bằng đục hay mài cơ. Bề mặt có dầu mỡ thì làm sạch bằng chất tẩy hay bằng dung môi.

- Thổi cát: đây là phương pháp làm sạch đặc biệt hiệu quả về độ sạch, độ nhám bề mặt và thời gian thi công.

- Khi thực hiện phương pháp này thì phải lưu ý khí nén sử dụng phải sạch khô, được tách dầu và nước có trong khí để tính tình trạng dầu và nước của khí nén làm bẩn bề mặt. Sau khi xử lý dùng khí khô thổi sạch các tạp chất khi phun cát còn đọng trong các hốc và trên bề mặt.

c/ Phương pháp làm sạch bằng hoá chất
   - Loại bỏ sơn, dầu mỡ, bụi bẩn, gỉ kim loại bằng phương pháp tẩy axit khi không thực hiện được bằng phương pháp thổi cát hay bằng các dụng cụ làm sạch khác.
Một số hóa chất sử dụng trong việc xử lý bề mặt kim loại, tole, thép, inox, nhôm. Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn khâu xử lý. Hoặc truy cập vào link sau để tìm hiểu.

Thông tin chi tiết liên hệ:  

Phan Trung Hiếu
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0983 723941
CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
B24/45A ẤP 2, VĨNH LỘC B, BÌNH CHÁNH, TPHCM
Tel: 84-8-62669684 / 62669694/ 37654200
Fax: 84-8-37654201               Hotline: 0906617986

Công nghệ Xử lý bề mặt nhôm bằng điện hoá

Để tạo một lớp ôxit dày trong quá trình xử lý bề mặt nhôm, chất điện phân phải có nhiệt độ từ 21 đến 26,5oC. Nhiệt toả ra do dòng điện phân trung bình khoảng 35 W/cm2 diện tích bề mặt liên tục phải được thải ra môi trường bên ngoài. Việc làm lạnh chất điện phân có chứa axit sunfuric được thực hiện nhờ các ống làm lạnh bằng chì. Nước lạnh tuần hoàn trong ống có nhiệt độ khoảng 5oC nhờ một máy lạnh.

Cả trong quá trình mạ kim loại, tuỳ theo từng loại chất điện phân mà nhiệt độ bề mặt phải giữ ở nhiệt độ không đổi từ 20 đến 60oC. Từ các bề mặt zyanid ví dụ như mạ đồng hoặc cadmi cần định kỳ loại bỏ cacbonat natri. Để loại bỏ cacbonat natri ngườ ta sử dụng phương pháp kết tinh chậm dung dịch ở nhiệt độ khoảng -4oC. Cần thiết phải kết tinh chậm để tinh thể hình thành có kích thước lớn, dễ loại bỏ khỏi dung dịch. Để làm lạnh các chất điện phân có tính ăn mòn cao người ta sử dụng nhiều loại vật liệu đặc biệt trong đó có ống chất dẻo flo.

Đối với việc đánh bóng kim loại bằng chất điện phân, người ta cố gắng đạt được bề mặt có độ phẳng cao và có khả năng phản chiếu lớn. Để tiến hành đánh bóng, người ta nhúng sản phẩm cần đánh bóng vào bên cạnh một điện cực trong bể chất điện phân và nối vào nguồn điện 1 chiều, trong đó sản phẩm cần đánh bóng là cực anốt. Các thử nghiệm cho thấy, nhiệt độ chất điện phân vào khoảng -30oC sẽ cho hiệu quả đánh bóng cao nhất. Nhiệt độ càng cao, hiệu quả đánh bóng càng phụ thuộc vào sự ổn định của điện thế. Do đó cần duy trì ổn định nhiệt độ chất điện phân ở nhiệt độ thấp là rất cần thiết. Tốc độ đánh bóng phụ thuộc không những nhiệt độ của bể mà còn phụ thuộc vào loại chất điện phân sử dụng. Chất điện phân trên cơ sở cồn mêtyl cho tốc độ đánh bóng cao nhất.

Tham khảo các hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý bề mặt nhôm:Tẩy dầu nhôm & Chromate 


Quy trình sản xuất nhôm thanh – quá trình xử lý bề mặt và sơn tĩnh điện

1. Nguyên liệu được nhập về dưới dạng thỏi thô, gọi là phôi nhôm.
2. Thỏi nhôm được kiểm tra phân tích thành phần kim loại trước khi đưa vào lò nấu.
3. Quá trình đúc nguyên liệu:
Nguyên liệu được đưa vào lò nung chảy ở nhiệt độ cao 700oC, nung chảy hoàn toàn nguyên liệu trong vòng 7 giờ.
Phôi nhôm được nung chảy hoàn toàn thành chất lỏng, trộn hợp kim và chuyển qua buồng lạnh làm ngưng tụ thành dạng thỏi tròn (billet).
4. Phôi nhôm sau khi phân tích thành phần kim loại đạt yêu cầu sẽ được cắt thành từng đoạn nhỏ phù hợp với từng loại thanh nhôm rồi đem gia nhiệt và chuyển vào máy ép cho ra thanh nhôm định hình theo khuôn đã thiết kế.
5. Thanh nhôm vừa ép ra tiếp tục được đưa vào lò hấp để xử lý độ cứng cho thanh nhôm có được sự rắn chắc cần thiết.
6. Sau khi xử lý độ cứng thanh nhôm phải qua khâu kiểm tra chức năng vật lý. Nếu đạt yêu cầu các chức năng vật lý sẽ được đem đi xử lý bề mặt.
7. Quá trình xử lý bề mặt cho ra 3 dòng sản phẩm khác nhau: Xi dương cực, sơn tĩnh điện, sơn vân gỗ.

Quá trình xử lý bề mặt kim loại trong công đoạn dán cao su

Trong công việc dán cao su vào kim loại cần nhiều yếu tố phải tuân thủ. Ngoài việc sử dụng keo dán đúng cho loại cao su, dung môi chính xác, lớp phủ theo đúng qui định, qui trình chặt chẽ - còn chú ý đến việc xử lý bề mặt kim loại.

Sau khi lựa chọn được loại cao su và hệ chất kết dính phù hợp, bước tiếp theo là xử lý bề mặt kim loại kết dính. Đây là  một bước vô cùng quan trọng nếu muốn đạt được tính kết dính tốt giữa cao su và kim loại.

Nhìn chung, quá trình xử lý kim loại thông thường bao gồm hai bước sau:

Bước 1. Loại bỏ chất bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác: có thể dùng dung môi loại bỏ dầu mỡ và dùng kiềm để làm sạch.

Bước 2. Hoạt hóa bề mặt kim loại:

a. loại bỏ bất kỳ tạp chất như là bụi, vảy, và các sản phẩm phụ của quá trình ăn mòn,

b. tăng diện tích bề mặt kim loại,

c. tạo nên một bề mặt hoạt hóa để liên kết.

Trong bước 2 này có thể dùng phương pháp xử lý cơ học hoặc phương pháp xử lý hóa học

+ Xử lý cơ học: thổi các hạt sắt, oxyt kim loại, cát có kích thước nhỏ vào bề mặt kim loại cần xử lý; sau đó dùng dung môi loại bỏ dầu mỡ và dùng kiềm làm sạch thêm một lần nữa

+ Xử lý hóa học: có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào kim loại cần được kết dính. Đối với thép có hàm lượng cacbon thấp thì phủ photphat;đối với thép không gỉ thì thụ động hóa và khắc axit, trong khi đó với titan phải ngâm trong axit hydro floric, v.v…

Việc lựa chọn phương pháp xử lý kim loại phụ thuộc vào các yếu tố sau:

1. Chi phí thực hiện: xử lý hóa học nhìn chung ít tốn kém hơn xử lý cơ học

2. Tính linh hoạt: xử lý cơ học áp dụng được cho nhiều kim loại khác nhau, trong khi một phương xử lý hóa học chỉ áp dụng cho một vài  kim loại riêng biệt.

3. Điều kiện cơ sở vật chất: khoảng không sàn, sự thông gió và năng suất các thiết bị sẵn có cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp xử lý

4. Mức độ yêu cầu của sản phẩm chống lại các yếu tố môi trường: môi trường hoạt động khắc nghiệt (trong ô tô, vũ trụ, …) nên sử dụng phương pháp xử lý hóa học; còn đối với những ứng dụng trong nhà, phương pháp xử lý cơ học đã đủ đáp ứng.

5. Quy định của chính quyền địa phương, bảo vệ môi trường và sức khỏe công nhân: phương pháp xử lý hóa học tạo ra nhiều chất thải nguy hại hơn, nếu quy định của pháp luật bắt buộc phải xử lý các chất thải này, ta phải tốn nhiều chi phí hơn, nên trong một số trường hợp sử dụng phương pháp xử lý cơ học thì đơn giản, ít rắc rối hơn.

Tìm hiểu thêm về các Các kiểu hỏng kết dính cao su với kim loại ở các bài viết tiếp theo hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
B24/45A ẤP 2, VĨNH LỘC B, BÌNH CHÁNH, TPHCM
Tel: 84-8-62669684 / 62669694/ 37654200
Fax: 84-8-37654201               Hotline: 0906617986

Email: info@nguyenkhang.net
Web : www.nguyenkhang.net

Tẩy dầu axit (tẩy dầu nước) - Dung dịch tẩy rửa bề mặt kim loại


1./ Giới thiệu:
Tẩy dầu axit - Ký hiệu NK#ATD Là dung dịch dạng lỏng có tính axit, được chế tạo cho việc tẩy dầu mỡ ở nhiệt độ thường với hàm lượng 50g/l và thời gian từ 20 - 30 phút bằng phương pháp nhúng. Đặc biệt, NK#ATD dùng để tẩy dầu mỡ không những cho thép dầu mà còn dùng để tẩy dầu mỡ cho thép đã mạ kẽm mà không làm hư hỏng lớp kẽm.
2./ Cách pha chế:
·    Tính lượng hóa chất cần dùng cho toàn bộ thể tích cần pha với nồng độ 50kg/1000 L.
Cho vào bể khoảng ¾ thể tích nước công nghiệp.
Từ từ cho hoá chất NK#ATD vào bể kết hợp với khuấy, hoặc hòa tan với nước từng phần nhỏ rồi cho vào bể.
Đổ thêm nước đến vạch qui định và khuấy kỹ trước khi sử dụng.
Hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn và báo giá tốt nhất
————————————————-
Võ Thị Thuyền Quyên
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
B24/45A ẤP 2, VĨNH LỘC B, BÌNH CHÁNH, TPHCM
Tel: 84-8-62669684 / 62669694/ 37654200
Fax: 84-8-37654201               Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net
Web :
www.nguyenkhang.net

Tẩy dầu kiềm (dạng nước) - Hóa chất tẩy rửa bề mặt kim loại


1/. Giới thiệu
Tẩy dầu kiềm dạng nước có tính kiềm nhẹ, trung bình hoặc mạnh. Thích hợp với hầu hết các kim loại nền như: đồng, kẽm, sắt, thép, nhôm, atimon,...
2/. Vai trò của Tẩy dầu kiềm trong quá trình xử lý kim loại
Thông thường có 2 bước để xử lý bề mặt kim loại bao gồm:
Bước 1. Loại bỏ chất bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác: có thể dùng dung môi loại bỏ dầu mỡ và dùng kiềm để làm sạch.
Bước 2. Hoạt hóa bề mặt kim loại:
a. loại bỏ bất kỳ tạp chất như là bụi, vảy, và các sản phẩm phụ của quá trình ăn mòn,
b. tăng diện tích bề mặt kim loại,
c. tạo nên một bề mặt hoạt hóa để liên kết.
Hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn và báo giá tốt nhất
————————————————-
Võ Thị Thuyền Quyên
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
B24/45A ẤP 2, VĨNH LỘC B, BÌNH CHÁNH, TPHCM
Tel: 84-8-62669684 / 62669694/ 37654200
Fax: 84-8-37654201               Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net
Web : www.nguyenkhang.net

Tẩy dầu nhôm - Hóa chất tẩy rửa bề mặt kim loại


Tẩy dầu nhôm: Chuyên dùng tẩy dầu và tái sinh bề mặt cho chất liệu nhôm
Ký hiệu: NK-NT
Quy cách sản phẩm:  30kg/can
Tham khảo tài liệu xử lý bề mặt kim loại nhấn vào xem chi tiết
Hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn và báo giá tốt nhất
————————————————-
Võ Thị Thuyền Quyên
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
B24/45A ẤP 2, VĨNH LỘC B, BÌNH CHÁNH, TPHCM
Tel: 84-8-62669684 / 62669694/ 37654200
Fax: 84-8-37654201               Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net
Web :
www.nguyenkhang.net